Những điều chưa biết về rượu sake Nhật Bản xưa và nay

Chúng ta thường nghe nhắc tới rượu Nhật Bản khá nhiều và trong đó rượu sake được nhắc tới nhiều nhất bởi loại rượu này chính là quốc tửu của người dân xứ Phù Tang. Nếu như thời xa xưa rượu sake nhật đã được sản xuất thủ công hoàn toàn do con người, thì ngày nay do nhu cầu sử dụng loại đồ uống này khá lớn mà chúng đã được sản xuất đại trà theo nhiều công nghệ và máy móc, con người chỉ góp một phần trong quá trình làm rượu sake đó. Cũng do đó mà hương vị của rượu sake nhật bản ít nhiều đã bị thay đổi.



Rượu sake nhật xưa được làm theo cách khác hẳn cách làm rượu hiện đại ngày nay bạn có biết không? Khi xưa người Nhật làm rượu đã nhai cơm, hạt kê và hạt dẻ rồi nhổ chúng vào một chiếc bình lớn (họ dùng nước bọt làm men cho rượu). Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng loại rượu này đã được chế biến như vậy trong suốt nhiều thế kỷ. Sau đó, quá trình này được thay thế bằng một phương pháp khác, khi mà con người đã phát hiện ra rằng men và enzyme nấm có thể thay thế cho nước bọt (một loại enzyme giúp các thành phần của rượu lên men cơm gạo chuyển hóa thành rượu).

Cứ như vậy, việc chế biến rượu sake tiếp tục được cải tiến qua nhiều thế kỷ. Thay đổi cuối cùng trong cách chế biến rượu diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Kết quả là chúng ta có được cách sản xuất rượu hiện đại như ngày nay. Khi đó do thiếu gạo, chính phủ Nhật đã đồng ý cho thêm cồn nguyên chất và đường glucose trộn cùng với gạo. Nhờ đó, sản lượng rượu thành phẩm cao gấp bốn lần so với cách chế biến truyền thống trước kia nhưng mùi vị cũng có nhiều sự thay đổi. Ngày nay, khoảng 90% rượu sake được làm theo phương pháp này và được bán với giá rẻ hơn ở khắp nơi trên nước Nhật và trên thế giới. Thành phần duy nhất được cho thêm vào để làm tăng chất lượng của rượu thường là nước, đặc biệt là nước cứng (loại nước có nhiều muối vô cơ) được lấy từ những con suối sạch và nước ngon nhất Nhật Bản.
Ngày nay, rượu sake cũng được tạo ra nhiều hương vị và thành phẩm khác được nhiều người ưa chuộng như rượu sake vẩy vàng, đó là những lát vàng mỏng tang có trộn lẫn trong rượu.

Cách uống rượu sake khá độc đáo

Rượu sake có thể uống lạnh bằng cách ướp với đá và uống nóng bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc tiện nhất là uống ở nhiệt độ bình thường.
Rượu sake ngoài để uống trực tiếp thì có thể sử dụng cho việc nấu nướng, chế biến món ăn cũng rất hấp dẫn và lạ vị.
Ngoài ra rượu sake còn dùng để làm đẹp cho phụ nữ Nhật từ lâu đời, giúp tăng cường sức khỏe khi uống và dùng để tắm rất sảng khoái. Tại Nhật có cả những hồ tắm rượu công cộng.




Mùi vị của rượu sake

Mùi vị của rượu sake tương tự như rượu gạo, có vị ngọt nhẹ nhàng, it nồng. Nếu để lâu ngày, sake có màu vàng nhạt và tỏa hương thơm. Để thưởng thức hương vị của rượu sake, bạn phải biết cách uống loại rượu này như sau: Đầu tiên, nhấp một ít rượu, để rượu tan trong lưỡi rồi miệng. Sau đó, hãy thở lên bằng mũi thật chậm. Cuối cùng là nuốt chúng xuống để cảm nhận hết toàn bộ hương vị của sa kê. Uống như vậy rất là thú vị đấy nhé.

Cách kết hợp giữa sake và thực phẩm

Rượu sake có thể nấu ăn, chúng mang lại rất nhiều mùi vị khác lạ cho món ăn. Bạn cũng nên thử sử dụng nhiều loại rượu sake hay rượu mirin khác nhau trong chế biến thực phẩm để tìm ra mùi vị thích hợp và thơm ngon nhất cho món ăn của mình. Cần bảo quản lạnh loại rượu này và chỉ dùng trong vòng vài tháng kể từ ngày mua khi đã mở nắp để giữ trọn vị của rượu nhất nhé.

Phân loại rượu sake ngày nay

Nếu chỉ uống sake ở các nhà hàng Nhật, có thể bạn sẽ không được thưởng thức loại sa kê ngon nhất mà chỉ là loại rượu phổ biến, bình dân. Ngoài loại rượu bình thường ấy, sake còn có một loại nồng độ cồn tương đối nhẹ được gọi theo tiếng Nhật là "futsu - shu", tương đương với rượu vang bạn thường uống. Còn Tokutei meishoshu là một loại rượu sake đặc biệt, có độ cồn cao và khá ngon tại Nhật. Chỉ những người biết thưởng thức rượu mới nhận ra nhiều sự khác biê trong từng loại rượu sake nhật

Để mua được những chai rượu Nhật nhập chính gốc và ngon bạn hãy ghé qua website Moshomoshi.vn để đặt hàng và nghe tư vấn nhiệt tình nhé.

Nhận xét